Kpop mất chất vì chạy theo xu hướng làm nhạc của US-UK?
Âm nhạc Kpop ngày càng thay đổi để phù hợp với công cuộc "quốc tế hóa".
Nhìn vào mặt bằng chung của ngành âm nhạc tại khu vực Châu Á, Hàn Quốc đang là quốc gia có vị trí vô cùng vững chắc trên bản đồ thế giới. Đất nước này đã sản sinh ra thế hệ nghệ sĩ vươn tầm quốc tế như: BTS, BLACKPINK, PSY, New Jeans,...
Kpop ngày càng mất chất
Thế nhưng khi nhìn vào sự phát triển của Kpop ở thời điểm hiện tại, nhiều người hâm mộ cảm thấy tiếc nuối khi hồi tưởng về giai đoạn Gen 2 của những nhóm nhạc như: Super Junior, Wonder Girls, SNSD, Sistar, T-ARA,... Dù giai đoạn này Kpop vẫn chưa vươn đến tầm quốc tế như hiện tại, nhưng nó lại được đánh giá là giai đoạn ngành âm nhạc Hàn Quốc thể hiện tốt nhất bản sắc của mình.
Gần đây, nhiều khán giả đã nhận ra sự thay đổi rõ rệt trong xu hướng làm nhạc của các nghệ sĩ Kpop, đó chính là sản xuất những ca khúc với thời lượng ngắn dưới 3 phút. Có thể kể đến “Fate” của (G)I-DLE (2 phút 42 giây), “Easy” của LE SSERAFIM (2 phút 45 giây), “Smart” (2 phút 45 giây) ), “plot twist” của TWS (2 phút 33 giây), “Love 119” của RIIZE (2 phút 54 giây),...
Đây là xu hướng làm nhạc được nhiều nghệ sĩ nổi tiếng US-UK như Ariana Grande, Taylor Swift, Doja Cat,... áp dụng. Việc này xuất phát từ xu hướng nghe nhạc của người dùng trên các nền tảng trực tuyến, từ đó dẫn đến sự thay đổi trong hình thức tính điểm thành tích của các sản phẩm.
Theo một thống kê của tạp chí Billboard, 46% doanh thu hiện nay của một ca sĩ đến từ các website nghe nhạc trực tuyến, 6% từ YouTube, 38% từ việc khán giả tải xuống các ca khúc và chỉ có 9% từ doanh thu bán đĩa.
Với mong muốn quốc tế hóa những nghệ sĩ của mình, các ông lớn trong ngành công nghiệp Kpop dĩ nhiên không thể mạo hiểm nằm ngoài xu hướng đó. Sản xuất ra những ca khúc mang đậm màu sắc US-UK với thời lượng ngắn, kết hợp với nhiều nghệ sĩ quốc tế, tung ra nhiều bản remix,... chính là những hoạt động thường thấy của nhiều nghệ sĩ Kpop thời gian qua.
Tuy nhiên điều này lại gây nên không ít tranh cãi về việc Kpop đang ngày càng đánh mất đi bản sắc của mình. Nhìn lại thời kỳ hoàng kim của Kpop, các bản nhạc mang một màu sắc rất đặc trưng được xếp vào hàng huyền thoại như: Nobody (Wonder Girls), GEE (SNSD) Sorry Sorry (Super Junior), Alone (SISTAR), We Were In Love (T-ARA ft Davichi),... Ở thời điểm hiện tại, hầu như rất khó để tìm được những ca khúc Kpop mang màu sắc như vậy, thay vào đó là những bản nhạc được "quốc tế hóa" bị đánh giá khó nghe.
Bài toán khó của các "ông lớn Kpop"
Nhìn chung, sẽ là bài toán rất khó để Kpop có thể vươn tầm thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng. Vốn dĩ, khán giả mỗi khu vực sẽ có những thị hiếu âm nhạc khác nhau nên chắc chắn sự cân bằng để phù hợp sẽ tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Nhìn vào thành công của BLACKPINK và BTS, nhiều ông lớn Kpop cũng nóng lòng để đẩy "gà cưng" có thể theo kịp. Nhưng đó sẽ còn là một chặng đường dài để những người yêu nhạc Kpop thích nghi với sự thay đổi trong xu hướng làm nhạc của những "ông lớn".
.
- Quán quân Britain's Got Talent bị chỉ trích (05-Jun-2024)
- Fan Kpop bị coi thường (04-Jun-2024)
- aespa tung tạo hình Y2K để 'Nhật tiến', liệu có làm nên chuyện? (04-Jun-2024)
- Công ty giải trí dàn dựng sự cố sân khấu để khoe trình hát live của nghệ sĩ (31-May-2024)
- Sự kiện của TEMPEST ở nước ngoài bị hủy, Hanbin nhắn tin xin lỗi người hâm mộ (31-May-2024)
- Nhóm nhạc Hàn gây tranh cãi tại Britain's Got Talent (31-May-2024)
- Vấn nạn tình dục hóa thần tượng nữ ở Kpop (29-May-2024)
- aespa nói về phát ngôn 'giẫm đạp' của chủ tịch HYBE, tiết lộ mối quan hệ với NewJeans (28-May-2024)
- 'TP HCM thiếu hạ tầng để nghệ sĩ quốc tế biểu diễn' (24-May-2024)
- Báo động nạn fan Kpop bị lợi dụng bòn rút tiền (22-May-2024)