Những ngôi sao đang lên ở Trung Quốc
Hài độc thoại lấy lòng khán giả Trung Quốc nhờ vào mảng miếng châm biếm. Khán giả muốn tiếp cận những vấn đề trong xã hội dưới góc nhìn hài hước.
Họ là một trong những nhân vật đang nổi tiếng nhất Trung Quốc: Sắc sảo, hài hước, tự tin, có hàng triệu người theo dõi. Nhưng họ không phải là diễn viên, ca sĩ hay streamer, Sixth Tone mở đầu bài viết về những ngôi sao đang lên ở xứ tỷ dân.
Họ ở đây là nghệ sĩ hài độc thoại, những người có ý thức xã hội, giải quyết vấn đề cấp bách bằng khiếu hài hước vốn có. Nói cách khác, họ là thế hệ diễn viên hài đang lên của Trung Quốc.
Khi hài độc thoại nở rộ
Hài độc thoại không còn mới mẻ ở Trung Quốc. Thể loại hài được du nhập từ phương Tây vào đầu thế kỷ 21. Nhiều năm qua, chỉ có vài diễn viên nổi tiếng trong lĩnh vực này, trong đó có Joe Wong - nghệ sĩ từng biểu diễn tại buổi dạ tiệc của Hiệp hội Phóng viên Nhà Trắng.
Năm 2017, không có gì lạ khi sân khấu hài độc thoại vắng khán giả. Thể loại từng bị xem là nhảm nhí, mãi cho đến khi Rock & Roast - chương trình tìm kiếm tài năng về nghệ sĩ hài độc thoại ra đời.
Mùa thứ 3 của chương trình phát sóng năm 2020 được phát hơn hai tỷ lần, gấp đôi tổng số lượt xem mùa hai. Mùa giải năm 2021 đạt 3 tỷ lượt xem.
Khi mức độ phổ biến của buổi diễn trực tuyến và truyền hình tăng vọt, vé xem hài độc lập ngày càng khó kiếm. Zhou Qimo, quán quân mùa giải mới nhất, tổ chức chuyến lưu diễn qua 20 thành phố khắp đất nước. Khán giả không ngại chi khoảng 160 USD để xem Zhou Quimo biểu diễn. Chỉ hai năm trước, giá vé chỉ ở mức 23 USD.
Sự nổi tiếng của các buổi diễn trực tiếp đã giúp Xiaoguo biểu diễn ở quán bar, nhà hát, không gian nghệ thuật và nhiều địa điểm đông khách khác. Một số trung tâm mua sắm cao cấp ở Thượng Hải giờ đây có rạp hát chuyên tổ chức các buổi biểu diễn hài độc thoại.
Làm thế nào để hài độc thoại phát triển sau nhiều năm bị Trung Quốc bỏ rơi là câu hỏi nhiều chuyên gia đặt ra.
Theo nhà phê bình Cai Zongcheng, có hai yếu tố ảnh hưởng đến điều này. Đầu tiên, định dạng stand-up thân thiện với mạng xã hội, đặc biệt là trong thời đại của các ứng dụng video ngắn.
Khán giả hiện tại là những người bận rộn. Họ ngày càng kén chọn nội dung, bỏ qua những video dài hơn vài phút. Đây là thời cơ của các diễn viên hài độc thoại. Họ chỉ cần ít phút, thậm chí vài chục giây để gây cười với khán giả.
Song, sự phổ biến của hài độc thoại không đơn thuần là về sự hài hước. Sự trỗi dậy của thể loại này không thể tách rời tiếng nói của những người trẻ chăm chỉ làm việc nhưng khá bất mãn ở Trung Quốc.
“Hiểu một cách đơn giản, người Trung Quốc độ tuổi 20-30 đã già trước tuổi vì sự bắt buộc của thời đại. Họ phải làm thêm giờ, sự chăm chỉ đôi khi không được đền đáp xứng đáng, thu nhập không theo kịp lạm phát, giá nhà đất cao, khó sống ổn định ở thành phố… Phụ nữ phải chịu đựng gấp đôi, bao gồm áp lực lấy chồng, sinh con”, Cai Zongchen nói.
Thể loại hài đại diện giới trẻ
Với những điều đó, người trẻ Trung Quốc muốn thấy sự thất vọng của họ được thể hiện trên màn ảnh. Những chương trình dạng này khiến người trẻ có cảm giác được xoa dịu. Hài độc thoại với những câu nói ngắn gọn, hài hước về khía cạnh trong cuộc sống đã làm được việc này.
Hài độc thoại được xem là “van an toàn” để người trẻ xả hơi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Các diễn viên hài nhận ra nhu cầu dồn nén cần được giải tỏa của người trẻ ngày càng lớn. Nghệ sĩ biết được cách khiến khán giả thỏa mãn vì thay họ lên tiếng những điều khó chịu.
Trong quá trình này, các buổi biểu diễn hài độc thoại trở thành chất xúc tác, diễn đàn để thảo luận về các vấn đề quan trọng trong xã hội.
Yang Li - ngôi sao đang lên của thể loại hài độc thoại - thường thảo luận về các vấn đề giới tính. Câu đùa của cô về việc “tại sao đàn ông trông tầm thường nhưng lại tự tin đến thế” khiến một số khán giả nam tức giận. Bù lại, cô được nhiều người xem nữ đánh giá cao vì dám lên tiếng phê phán chủ nghĩa sovanh (nam giới thượng đẳng), trọng nam khinh nữ tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.
Theo chuyên gia Cai Zongcheng, ở mức độ nào đó, việc hài độc thoại phát triển mạnh ở Trung Quốc là tín hiệu đáng mừng. Đây là thể loại giải trí chú trọng đến sự bình chọn của khán giả. Trong lịch sử chương trình Rock & Roast, quán quân chiến thắng thường tập trung sự hài hước của họ vào các vấn đề liên quan đến cuộc sống đời thường. Điều này thúc đẩy các nghệ sĩ hài hướng đến những chủ đề bình dị trong cuộc sống.
Khi mức độ phổ biến của hài độc thoại ngày càng tăng, các buổi diễn gần như tích hợp vào cuộc sống hàng ngày.
Vào cuối tuần, sau một ngày làm việc mệt mỏi, khán giả có những tràng cười thoải mái tại những buổi biểu diễn hài độc thoại.
Các bà nội trợ, người trẻ dễ dàng lên sân khấu để trở thành nghệ sĩ hài độc thoại, lên sân khấu kể những câu chuyện phiếm về bản thân - một cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực dồn nén từ lâu trong họ.
Một điều cuối cùng là những người trẻ đã quá mệt mỏi với công việc. Họ không có nhu cầu để chia sẻ bất mãn trong cuộc sống. Vì vậy, họ thích xem các chương trình hài độc thoại như một cách giải trí cuối tuần.
“Chúng là kiểu massage tinh thần cho người trẻ sống ở thành thị quá mệt mỏi, đến độ không thể tự phàn nàn về bản thân. Với nhiều người, sức hấp dẫn của hài độc thoại là tìm thấy sự hài hước ngay cả trong những thứ ảm đạm nhất”, Cai Zongchen nói thêm.
- Hacked by TcodeX JATIM RedStorm Xploit (05-Jun-2024)
- Lisa khiến fan xôn xao vì động thái lạ: Chuyện gì đây? (05-Jun-2024)
- Adele thay thế Katy Perry làm giám khảo American Idol? (04-Jun-2024)
- Fandom của Xiumin (EXO) chen lấn, xô đẩy lực lượng bảo an sau đêm diễn? (04-Jun-2024)
- Triệu Lệ Dĩnh hé lộ tin vui chấn động tháng 6, giờ ai còn dám chê hết thời? (04-Jun-2024)
- Triệu Lệ Dĩnh nhận được đãi ngộ chưa từng có nhờ Dữ Phượng Hành (03-Jun-2024)
- Bạch Lộc và Vương Hạc Đệ nhận tin vui tái hợp sau 1 năm 'đường ai nấy đi' (03-Jun-2024)
- HYBE gây tranh cãi vì yêu cầu fan mua nhiều album để được ôm Jin (BTS) (03-Jun-2024)
- Adele mắng thẳng mặt một khán giả (03-Jun-2024)
- Dương Tử được đề cử giải Bạch Ngọc Lan, netizen bất bình vì không xứng đáng (01-Jun-2024)